Là tĩn ngưỡng dân gian có từ lâu đời, lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp cần chuẩn bị thành tâm và trang trọng bao gồm áo mũ Táo quân, cá chép và mâm cơm cúng.

Cúng ông Công ông Táo cần những gì?

Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người Việt lại thành tâm chuẩn bị lễ vật, hương hoa cúng ông Công ông Táo và cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình trong năm mới sắp tới. Là tín ngưỡng văn hóa dân gian chứa đựng những truyền thống tốt đẹp, ngày 23 tháng Chạp trong quan niệm của người Việt là ngày lễ quan trọng - ngày Táo quân lên chầu trời báo cáo mọi việc tốt xấu của gia chủ với Ngọc Hoàng. Từ đó Thiên đình sẽ định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh. Vì vậy, vào ngày này, cac gia đình dọn dẹp nhà cửa khang trang, bao sái bàn thờ gọn gàng để lễ cúng ông Công ông Táo được trang nghiêm nhất.

Theo chuyên gia phong thủy Linh Quang, mâm cơm cúng ông Công ông Táo sẽ gồm có những món ăn truyền thống của Việt Nam, (có thể thay đổi từng vùng miền) như bánh chưng (bánh tét), nem rán (chả giò), giò hoa ngũ sắc, xôi gấc, gà luộc, miến xào, canh nấm (hoặc canh bóng, canh măng), rau củ luộc hoặc xào, thịt đông, món nộm.

Những năm gần đây, món xôi gấc tạo hình cá chép được nhiều gia đình chuộng làm lễ vật dâng cúng ông Công ông Táo. Ngoài ra, có nhiều gia đình chọn cúng mâm cỗ chay và trang trí khá cầu kì, đẹp mắt.

Ngoài mâm cơm cúng, những lễ vật cúng ông Công ông Táo không thể thiếu là chè ngọt, trầu cau, hoa quả, hương thơm, vàng mã.

Ở miền Bắc, theo tục lệ dân gian, người dân dâng cúng cá chép với quan niệm ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời. Nhưng ở miền Trung, các gia đình lại dâng cúng ngựa giấy, còn ở miền Nam, cũng có nhiều gia đình không dâng cúng cá chép mà chỉ làm mâm cơm và các lễ vật khác.

Lễ vật cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp cũng cần phải có 3 bộ áo mũ Táo quân, trong đó 2 bộ có cánh chuồn dành cho Táo ông, 1 bộ không có cánh chuồn cho Táo bà. Cả 3 bộ đều kèm hia hài đầy đủ.

Sau khi hết một hoặc hai tuần hương, các gia đình khấn vái thành tâm, tạ lễ, hóa vàng và mang cá chép đi phóng sinh.

mam cung ong cong ong tao ngay 23 thang chap can chuan bi nhung gi

Cúng ông Công ông Táo vào ngày 22 có được không?

Lễ cúng ông Công ông Táo nên được tiến hành vào đúng ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên tùy từng điều kiện gia đình, lễ cúng có thể tiến hành trong khoảng thời gian từ tối ngày 22 tháng Chạp đến trước giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp. Cũng có nhiều gia đình chọn cúng vào ngày 22, nhưng đa phần cúng đúng ngày 23 tháng Chạp vì đây là ngày lễ rất quan trọng.

mam cung ong cong ong tao ngay 23 thang chap can chuan bi nhung gi
Năm 2019, cúng ông Công ông Táo vào giờ nào thì đẹp nhất?

Năm 2019, cúng ông Công ông Táo vào giờ nào là đẹp nhất?

Theo chuyên gia phong thủy Linh Quang, năm 2019, giờ cúng ông Công ông Táo đẹp nhất trong khoảng từ 9 giờ - 11 giờ 30. Lễ cúng Táo quân cần hoàn thành trước giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp, vì thế các gia đình cẩn chuẩn bị kỹ lưỡng, tính toán cẩn thận cả giờ và địa điểm thả cá chép phóng sinh. Khi dâng lễ, khấn vái, tạ lễ, hóa vàng đều cần phải tiến hành với sự kính cẩn, trang trọng và thành tâm.

Cúng ông Công ông Táo ở bếp hay bàn thờ?

Ở nhiều vùng miền vẫn tồn tại phong tục thờ ông Táo và các gia đình có ban thờ Táo quân đặt trang nghiêm gần gian bếp. Vì vậy, với các gia đình có đặt ban thờ Táo quân, vào ngày cúng ông Công ông Táo, sẽ thắp hương ở ban thờ này, song song với thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên.

Còn nếu gia đình bạn chỉ có một ban thờ gia tiên thì phải thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo ở ban thờ này, không nên cúng lễ ở dưới bếp.



Xem thêm: